-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
CẦN MỘT NHÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM LOCAL BRAND HOÀN THIỆN Ở ĐÂU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Thứ Mon,
05/09/2022
Đăng bởi Nguyễn Hùng Phi
Bài viết liên quan
ĐỪNG START-UP THƯƠNG HIỆU ĐỊA PHƯƠNG ... NẾU BẠN CHƯA BIẾT ĐIỀU NÀY .!
KINH DOANH LOCAL BRAND LỖ/ LỜI RA SAO? - CHỌN NHÀ SẢN XUẤT & PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN HOÀN HẢO
Cũng giống như các mô hình kinh doanh khác, việc bắt tay vào vận hành một Local Brand cần sự tính toán kỹ lưỡng về mặt chi phí và lợi nhuận ngay từ những bước ban đầu. Thương hiệu lớn hay nhỏ cũng đều có những loại chi phí cần tính tới vì bản chất việc chúng ta đang làm đều là kinh doanh/buôn bán. Các Founder GenZ thường đi “lối tắt” và thâm nhập vào thị trường với mong muốn duy nhất là bán được hàng, còn bán ra sao để không lỗ vốn thì ít ai nắm được ngay từ những bước đầu tiên.
Sản phẩm thường được các local brand sử dụng trong thời gian đầu thành lập đa phần là T-shirt, Hoodie, Sweater,... vì chi phí rẻ, dễ kiếm xưởng và có khả năng xoay vòng vốn tốt. Tuy nhiên trong chu kỳ sống sản phẩm, giai đoạn tăng trưởng (khi mà số lượng đơn hàng và lợi nhuận tăng nhanh) chỉ tồn tại trong 1 thời gian nhất định, giai đoạn “chững đơn” sẽ chực chờ sau đó và kéo theo cả giai đoạn “suy thoái” nếu bạn không có kế hoạch kinh doanh lâu dài.
Lời giải cho bài toán vận hành này nằm ở bản kế hoạch Profit & Loss (Lợi nhuận & Chi phí) của từng Brand, giúp cho các quyết định của bạn có cơ sở hơn và tránh được trường hợp “chi phí ăn vào vốn đầu tư”. Trong phạm vi của bài viết này, Merdes sẽ chỉ ra 5 đầu chi phí/ lợi nhuận bạn cần cân nhắc khi lập 1 bản kế hoạch P&L:
1. Chi phí sản xuất: chiếm 30% - 40%
Có 2 hình thức sản xuất phổ biến:
⚙️CMPT [CUTTING (cắt), MAKING (maу), PACKING (đóng gói: thùng, phụ liệu), THREAD (chỉ maу)]: là loại hình thức bạn phải trực tiếp tìm chất liệu vải, nguyên phụ liệu và giao cho xưởng gia công.
⚙️FOB (Free on board): là loại hình thức bạn chỉ định chất liệu và nguyên phụ liệu để bên xưởng gia công sẽ tự đặt mua và may thành phẩm.
Thông thường chi phí của FOB sẽ đắt hơn CMPT. Nhưng FOB giờ khá phổ biến vì hạn chế được các công đoạn tìm kiếm, liên lạc, giao nguyên phụ liệu và thanh toán bước đầu cho nguyên phụ liệu, bạn chỉ thanh toán khi nhận thành phẩm nên chủ động tài chính hơn.
Chi phí sản xuất bao gồm: chi phí vải, nguyên phụ liệu, phí gia công, tag quần áo, dây treo, bao bì.
Các đầu chi phí sản xuất là khá dễ để nắm rõ và liệt kê đầy đủ bởi đa số đều là chi phí nổi (nhìn thấy được). Tuy nhiên, bạn cũng cần dự trù chi phí sai sót, sản phẩm bị lỗi, hỏng… để có thể xoay xở nhanh chóng khi vấn đề xảy đến.
2. Lương: chiếm 15% - 18%
Không đơn giản là tính số tiền phải trả cho nhân viên mỗi tháng, bạn cần tính kỹ đến số người lao động, mức lương cơ bản tính theo vị trí, bảo hiểm các loại (nếu có).
Ví dụ, với doanh thu 1 tỷ đồng, bạn sẽ có 150 - 180 triệu đồng cho quỹ lương.
Quỹ lương sẽ chia đủ cho số đầu người, tính toán đến việc lược bỏ các vị trí không cần thiết hoặc mức lương quá cao và chuyển sang thuê ngoài (thiết kế thời trang, thiết kế rập, chụp hình,….). Lưu ý, nếu bạn cũng tham gia điều hành brand thì phải tính luôn cả lương của bạn.
Hoa hồng cho nhân viên sẽ thuộc chi phí vận hành, không thuộc chi phí lương.
3. Marketing: chiếm 10% - 25%
Bao gồm các chi phí quảng cáo (online & offline), khuyến mãi, minigame, chi phí sự kiện, KOLs, affiliate, sản xuất media (ảnh, video, content,…), chi phí cho sàn thương mại trung gian,….
Nếu thuê nhân viên hoặc dịch vụ chạy quảng cáo bên ngoài thì phí thù lao cũng được tính vào chi phí này.
Theo khảo sát các local brand mà chúng mình từng làm việc cùng, chi phí Marketing chiếm vị trí thứ 2 chỉ sau chi phí sản xuất. Nếu chi phí Marketing bạn bỏ ra hiện tại không đem lại hiệu quả chuyển đổi hay thu hút được khách thì phải cân nhắc đổi chiến dịch khác nhằm “bảo toàn vốn”.
Để biết hoạt động Marketing có hiệu quả hay không chỉ có thể dựa vào thử nghiệm và đánh giá kết quả. Quá trình này nếu diễn ra nhiều lần cũng khá tốn kém, vì vậy nhiều brand sẽ lựa chọn thuê ngoài các đội ngũ Marketing chuyên môn.
4. Vận hành: chiếm 10% - 18%
Bao gồm các chi phí mặt bằng, điện nước, văn phòng, kho bãi, vận chuyển, an ninh, vệ sinh, hoa hồng bán hàng, văn phòng phẩm, quỹ vận hành. Trong đó, chi phí mặt bằng thường chiếm tối đa 10% doanh thu nên đa số các start-up local brand đều bắt đầu kinh doanh trên nền tảng online trước.
5. Lợi nhuận: chiếm 15% - 25% (sau khi trừ chi phí)
Nếu trong quá trình kinh doanh có phát sinh những khoản phí ngoài dự kiến thì các khoản còn lại phải được cắt bớt, hoặc bạn cần chấp nhận mức lợi nhuận thấp hơn 15% để đảm bảo mức cân bằng.
Cứ vận hành từ từ, so sánh hiệu quả, rút kinh nghiệm và lược bớt các chi phí không cần thiết để lợi nhuận về đúng với quỹ đạo sau 6 tháng đến 1 năm hoạt động.
Trên đây là những yếu tố P&L mà Local Brand Việt Nam cần cân nhắc trước khi đi vào hoạt động được chúng mình khảo sát, sưu tầm, tổng hợp và chia sẻ. Dựa vào mô hình, nguồn lực và tình hình kinh doanh của brand mà các bạn có thể điều chỉnh nhé.
Chỉ cần các Founder có định hướng rõ ràng cho P&L thì việc lỗ/ lời khi làm Local Brand là hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát!
Theo anh Minh Trần là vậy thì các bạn có ý kiến gì khác nữa không ?
Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt trong trải nghiệm khởi nghiệp mở bán Local Brand Unisex Streetwear tại Thành Phố Hồ Chí Minh
#TheNewCotton xin mời các bạn "Dám Ra Khơi" đến gặp để chúng tôi có thể trở thành "Người Đồng Hành" đi cùng bạn ra biển lớn.
>>> Mời khách xem link thông tin giới thiệu chi tiết về "TheNewCotton | Xưởng IN MAY THÊU LOCAL BRAND" https://thenewcotton.com/gioi-thieu-ve-xuong-gia-cong-may-in-theu-localbrand (Nhận đặt lịch Tư Vấn Kinh Doanh qua Hotline 0772 093 065)