-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Chuyển đổi số giúp Localbrand Việt tồn tại giữa đại dịch COVID-19
Thứ Sat,
22/05/2021
Đăng bởi Nguyễn Hùng Phi
Bài viết liên quan
- CẦN MỘT NHÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM LOCAL BRAND HOÀN THIỆN Ở ĐÂU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- LOCALBRAND VIỆT NAM & BÍ THUẬT SEEDING - CẢM XÚC TẠO HÀNH ĐỘNG TƯƠNG TÁC KHIẾN CÁC BÀI POST LÊN SÓNG ẢO
- 3 BƯỚC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI MỞ BÁN LOCAL BRAND & KINH DOANH ONLINE
- CÁC LOCAL BRAND XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU NHƯ THẾ NÀO ?
Theo các chuyên gia từ Đại học RMIT, thương hiệu áo thun thời trang trong nước đang có cơ hội hết sức đặc biệt để phát triển kinh doanh trong quá trình phục hồi từ COVID-19.
Phát biểu tại một buổi tọa đàm gần đây, hai giảng viên Đại học RMIT đã chia sẻ về phát triển thương hiệu chính thống trong nước trong một thế giới hậu COVID-19.
Tiến sĩ Nina Yiu cho biết đại dịch COVID-19 đã thách thức nhiều thương hiệu, đặc biệt là những shop kinh doanh thời trang thấy thoải mái khi vận hành kinh doanh theo cách mà họ vẫn luôn làm trước đây.
Bà giải thích rằng tương lai của mua sắm là #online & offline phải thích ứng với điều này.
Tiến sĩ Yiu chia sẻ: “Đại dịch COVID-19 buộc một số mặt bằng kinh doanh phải đóng cửa và chuyển trọng tâm hoạt động sang trực tuyến”.
“JPMorgan dự báo số lượng người dùng mạng xã hội ở Việt Nam sẽ tăng lên 50,9 triệu trong năm 2021, so với 43,8 triệu vào năm 2017, và thương mại di động tại Việt Nam đến năm 2023 dự kiến sẽ tăng lên 10,2 tỉ đô la Mỹ với tỉ lệ tăng trưởng hàng năm là 18,6%”.
Trong một khảo sát người dân thành thị Việt Nam gần đây, hơn 87% người tham gia khảo sát trả lời rằng họ từng thực hiện giao dịch bằng phương thức thanh toán điện tử và cho biết quần áo là một trong những mặt hàng mua bán trực tuyến phổ biến nhất.
Chủ nhiệm ngành Quản trị doanh nghiệp thời trang Đại học RMIT, Tiến sĩ Nina Yiu cho biết các thương hiệu thời trang đường phố có thể tận dụng sự ra đời của công nghệ mới như tạo mẫu kỹ thuật số, tạo hình ảnh và các hình thức sản xuất kỹ thuật số liên quan khác.
Nhiều công ty nhận ra ngày càng nhiều người thích dùng các nền tảng trực tuyến để mua sắm quần áo và cập nhật những xu hướng thời trang #UnisexStreetwear. Để luôn “trong cuộc chơi” và tăng doanh số bán hàng, các shop phải điều chỉnh hoạt động nhằm đáp ứng những nhu cầu số mới này.
“Các #Founder khởi nghiệp thời trang có thể tiếp cận khách hàng trực tuyến tiềm năng mà không cần đầu tư lớn, còn khách hàng Việt đã quen với việc đặt hầu hết mọi thứ trực tuyến và được giao đến tận nhà.
Các #Start_Up khởi nghiệp cũng có thể tận dụng lợi thế từ sự ra đời các công nghệ mới trong tạo mẫu kỹ thuật số, tạo hình ảnh và các hình thức sản xuất kỹ thuật số liên quan khác”, Tiến sĩ Yiu chia sẻ.
Trong khi đại dịch khiến mọi người hết sức lo âu và gây xáo trộn hầu hết các tổ chức, chuyên gia từ RMIT lại cho rằng đây là cơ hội để ngành công nghiệp non trẻ xem xét lại mô hình kinh doanh và xác định phương cách để tiếp cận nhiều khách hàng hơn.
Tiến sĩ Yiu nhấn mạnh: “Các thương hiệu trong nước cần đa dạng hóa sản phẩm và thị trường chứ không nên chỉ dựa vào một dòng sản phẩm để kinh doanh.
Thương hiệu Việt nên hiểu khách hàng mục tiêu và thị trường ngách của mình, và thực hiện các chiến lược để giữ khách hàng trung thành, đồng thời nên hiểu biên lợi nhuận là bao nhiêu trước khi định giá bán lẻ hay áp dụng bất kỳ chương trình khuyến mãi hoặc giảm giá nào”.
Bất kỳ Brand nào cũng cần phải thay đổi tư duy, đặc biệt là Local Brand ngành thời trang.
Giảng viên ngành Thiết kế ứng dụng sáng tạo từ Đại học RMIT, ông Patrick Ford (giữa) đề xuất quy trình đổi mới thông qua kỹ thuật in kỹ thuật số trực tiếp lên vải để sản xuất số lượng ít.(#In_Chiềm xem thêm ứng dụng 7 công nghệ #IN_ÁO tại STVR.vn)
Patrick Ford đã đề xuất một quy trình đổi mới thông qua 7 kỹ thuật in kỹ thuật số lên vải hiện nay.
“#STVRvn cung cấp dịch vụ in ấn không chỉ hấp dẫn về mặt kinh tế mà còn thể hiện động thái hướng đến cách tiếp cận bền vững hơn đối với sản xuất số lượng nhỏ”, ông Ford chia sẻ.
“Các bạn trẻ khởi nghiệp thời trang trong nước hiện có thể sản xuất tại chỗ với số lượng nhỏ bằng cách in kỹ thuật số trong quá trình phát triển sản phẩm mà không cần gia công in vải ở công ty khác.
Đây không đơn thuần là một sự hỗ trợ đặc biệt để tạo ra thành phẩm mà còn có thể đưa vào như một phần của quá trình phát triển thiết kế sản phẩm tổng thể, cho phép xem và đánh giá các thiết kế lặp lại khác nhau gần như ngay lập tức”.
Cả hai chuyên gia đã đưa ra những đề xuất quan trọng để các doanh nhân trẻ ngành thời trang cân nhắc trong giai đoạn phục hồi từ COVID-19.
- Có chiến lược rõ ràng và làm trong khả năng (số lượng & mẫu mã)
- Xác định và tập trung vào bản sắc độc đáo riêng của thương hiệu, chẳng hạn như lồng ghép câu chuyện và cá tính riêng vào sản phẩm (văn hoá & phong cách)
- Tin tưởng vào bản thân và phát triển ý tưởng riêng từ các chủ đề và lĩnh vực có ý nghĩa với bạn (nỗ lực hết mình)
- Đừng dựa vào tổ hợp các mặt hàng cố định mà quên duy trì phát triển sản phẩm. Luôn suy nghĩ về những gì sẽ diễn ra tiếp theo (lên kế hoạch theo season)
- Tránh xa các sản phẩm có tuổi đời hạn chế (giải phóng hàng tồn)
- Xem xét các nhà cung cấp vải cotton có uy tín và những vấn đề về trách nhiệm sản xuất trọn gói.
- Đừng tham giá quá rẻ vì bạn có thể sẽ gặp những vấn đề khó giải quyết do có quá ít sự lựa chọn.
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài tóm tắt của chuyên đề "Phát Triển Local Brand Việt Nam Hậu Covid-19"